Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo mèo giúp hạ mỡ máu tốt hơn các loại thuốc tổng hợp vì không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Bệnh mỡ máu còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid. Các lipid trong máu bao gồm cholesterol, triglycerid và acid béo tự do. Các lipid không tồn tại dưới dạng tự do mà gắn với protein, tạo thành lipoprotein.
Người bị bệnh mỡ máu khi hàm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và triglycerid tăng, còn hàm lượng cholesterol tốt HDL giảm. Cholesterol dư thừa, lắng đọng và bám vào thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 45% nguyên nhân tử vong liên quan đến xơ vữa động mạch; 32% tai biến do mạch vành; 13% tai biến do mạch máu não, chưa kể nhồi máu cơ tim…
Điều trị bằng các thuốc tổng hợp hóa học có thể để lại nhiều hội chứng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau cơ, teo cơ vân, tăng men gan, tăng bilirubin, tăng acid uric máu, hạ huyết áp, đục thủy tinh thể… Người bệnh gan, thận, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên dùng các loại thuốc tổng hợp hóa học.
Các dược liệu tự nhiên như táo mèo tốt cho bệnh mỡ máu. Khi vào cơ thể, các chất này nhanh thích nghi, ít gây tác dụng phụ, vì chúng từng tồn tại trong tế bào táo mèo. Còn thuốc tân dược chưa từng tồn tại trong tế bào, mà được tạo ra thông qua phản ứng tổng hợp hóa học.
Táo mèo còn gọi là sơn tra. Trong y học cổ truyền, táo mèo có tác dụng bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng do ăn nhiều chất mỡ, tiêu thức ăn tích trệ, tan máu ứ, trị tích thịt, máu hôi ra không hết khi sinh, hóa máu cục, hóa khí hòn, hoạt huyết…
Theo các lương y, táo mèo có khả năng khắc hóa thức ăn, tiêu thức ăn tích, hành máu ứ, tiêu cái tích của dầu mỡ cáu bẩn, hóa máu ứ mà không làm tổn thương máu mới, mở được khí uất mà không làm tổn thương chính khí. Các chuyên gia Trung Quốc cũng đánh giá lâm sàng trên 20 bệnh nhân mỡ máu cao. Trước điều trị cholesterol trong máu là 253.2 mg, sau điều trị trở về mức bình thường 207mg.
Trong “Dược thảo toàn thư”, táo mèo biểu tượng cho hy vọng của nhiều chứng bệnh. Ngày nay, được dùng hỗ trợ điều trị bệnh tim và rối loạn tuần hoàn máu. Các nghiên cứu của châu Âu xem quả táo mèo là “thức ăn cho tim”. Một nghiên cứu ở Đức cũng chứng minh, bioflavonoid trong táo mèo có tác dụng làm giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu đến tim, ngăn ngừa thoái hóa mạch máu, cải thiện nhịp tim và hạ huyết áp. Cholessen giúp giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ chống béo phì.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thượng Dong
Nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu